Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC THUỐC TRỪ SÂU TRÊN ĐỒNG RUỘNG

QUY CHUẨN KHẢO NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC THUỐC TRỪ SÂU
Nguồn:http://hoachatnongnghiep.blogspot.com
Ngày 28-8-2009 Bộ NN-PTNT ban hành thông tư số 55/2009/TT-BNN về Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu và nhện hại cây trồng. Ký hiệu: QCVN 01-1 : 2009/BNNPTNT.


I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Qui chuẩn này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu và nhện hại cây trồng của các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng.

1.2. Cở sở khảo nghiệm

Khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện theo quy định hiện hành về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Điều kiện khảo nghiệm

Khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng, vườn trồng cây thường bị sâu, nhện gây hại, tại các thời gian có điều kiện thuận lợi cho sâu, nhện phát triển và ở các địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái.

Điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, giống cây trồng, mật độ trồng...) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng

Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sản xuất nông nghiệp (phía Bắc và phía Nam) đại diện cho khu vực sản xuất các loại cây trồng cần khảo nghiệm, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

Trong trường hợp đối tượng dịch hại hoặc cây trồng chỉ có ở một vùng sản xuất nông nghiệp thì khảo nghiệm được tiến hành theo quy định hiện hành về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

2.1. Công thức khảo nghiệm

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: công thức khảo nghiệm dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: công thức so sánh dùng một loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để trừ sâu hại cây trồng cần khảo nghiệm.

- Nhóm 3: công thức đối chứng không dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ đối tượng sâu, nhện hại khảo nghiệm. Với khảo nghiệm là thuốc phun: công thức đối chứng được phun bằng nước lã.

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại

2.2.1. Đối với cây lúa, cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 30m2, số lần nhắc lại 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 300m2, không nhắc lại.

Giữa các công thức khảo nghiệm phải có dải phân cách là 1m.

2.2.2. Đối với cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 5 cây, số lần nhắc lại 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 15 cây, không nhắc lại.

Giữa các công thức khảo nghiệm phải có 1 hàng cây phân cách.

2.3.Tiến hành phun, rải thuốc

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm

2.3.2. Lượng thuốc dùng

- Cây lúa: lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hay nồng độ (%) hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc thường dùng từ 400 - 600 l/ha.

Với dạng thuốc thương phẩm dùng để rắc: giữa các ô phải có bờ ngăn để tránh thuốc tràn từ ô này sang ô khác.

- Cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hay nồng độ (%) hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc thường dùng từ 400 - 600 l/ha.

- Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày: lượng thuốc dùng được tính bằng nồng độ (%) của chế phẩm hay kg; lít chế phẩm hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc phải đủ phun ướt đều toàn bộ tán cây (lượng nước thuốc thường dùng từ 600 - 800 l/ha).

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước dùng (l/ha) phải được ghi rõ.

Chú ý: khi xử lý thuốc không để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.

2.3.3. Sử dụng thuốc

Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ một loại thuốc trừ sâu khác trên khu khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại ... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không làm ảnh hưởng đến đối tượng sâu, nhện hại cần khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Xử lý thuốc

Khi xử lý thuốc, phải dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong khảo nghiệm có thể dùng bình bơm tay đeo vai hoặc bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

- Nếu không có khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học, phương thức tác động của thuốc và đặc điểm phát sinh của sâu hại mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Thuốc trừ sâu, nhện hại cây trồng thường được xử lý từ 1 - 2 lần. Lần thứ nhất được xử lý khi sâu hại bắt đầu xuất hiện và gây hại, lần sau cách lần thứ nhất từ 5-7 ngày. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

2.4. Điều tra và thu thập số liệu

2.4.1. Điều tra, đánh giá tác động của thuốc đến sâu hại

2.4.1.1. Số điểm và phương pháp điều tra

+ Cây lúa

Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 50 khóm, dảnh hoặc 5 khung có kích thước 0,4 x 0,5m tuỳ theo đối tượng sâu hại cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 100 khóm, dảnh hoặc 10 khung có kích thước 0,4 x 0,5m tuỳ theo đối tượng sâu hại cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

+ Cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 20 cây hoặc 5 điểm, mỗi điểm 2m chiều dài dọc theo luống hoặc mỗi điểm một khung (0,4 x 0,5 m) tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 50 cây hoặc 10 điểm, mỗi điểm 2m chiều dài dọc theo luống hoặc mỗi điểm một khung (0,4 x 0,5 m) tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

+ Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày

Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra số sâu sống trên 8 cành lộc hay chùm hoa, quả hoặc cành ở xung quanh tán cây tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.

Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 5 – 9 cây, mỗi cây điều tra số sâu sống trên 8 cành lộc hay chùm hoa, quả hoặc cành ở xung quanh tán cây tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.

2.4.1.2. Thời điểm điều tra

Thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo yêu cầu của từng nhà sản xuất thuốc. Nếu thuốc không khuyến cáo rõ thời điểm và số lần điều tra thì điều tra được tiến hành vào thời điểm trước khi xử lý thuốc và 1, 3, 7, 10 ngày sau khi xử lý thuốc.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra

+ Với các loài sâu, nhện hại điều tra được mật độ

Mật độ sâu, nhện sống (con/cây, lá, chồi, dảnh ...)

Hiệu lực của thuốc (%)

+ Với các loài sâu, nhện hại khó điều tra mật độ

Tỷ lệ hại (%)

Chỉ số hại (%)

+ Năng suất và các chỉ tiêu khác tuỳ thuộc vào đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.

2.4.1.4. Xử lý số liệu

Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton hoặc các công thức khác cho phù hợp.

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp (phụ lục1).

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải được mô tả.

Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến cây trồng phải theo dõi và nghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như sinh vật có ích.

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết

Ghi chép các số liệu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.

III. BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ

3.1. Nội dung báo cáo ( Phụ lục 2)

3.2. Công bố kết quả

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ sâu hại cây trồng chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.



Phụ lục 1.

Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng

Cấp Triệu chứng nhiễm độc.

1 Cây chưa có biểu hiện ngộ độc.

2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhìn thấy bằng mắt.

4 Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5 Cành lá biến màu hoặc cháy, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6 Thuốc làm giảm năng suất ít

7 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây

9 Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau thì cây phục hồi.

Phụ lục 2.

Nội dung chính báo cáo khảo nghiệm

· Tên khảo nghiệm.

· Yêu cầu của khảo nghiệm.

· Điều kiện khảo nghiệm:

- Đơn vị khảo nghiệm.

- Tên cán bộ tiến hành khảo nghiệm

- Thời gian khảo nghiệm.

- Địa điểm khảo nghiệm.

- Nội dung khảo nghiệm.

- Đặc điểm khảo nghiệm.

- Đặc điểm đất đai, canh tác, giống cây trồng...

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

- Tình hình phát sinh và phát triển của sâu hại cây trồng trong khu thí nghiệm.

· Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm.

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

- Số lần nhắc lại.

- Kích thước ô khảo nghiệm.

- Dụng cụ phun, rải thuốc.

- Lượng thuốc dùng kg, lít thuốc thương phẩm/ha hay g (kg) hoạt

chất/ha hoặc nồng độ %.

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

- Ngày xử lý thuốc.

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm.

· Kết quả khảo nghiệm:

- Các bảng số liệu.

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).

· Kết luận và đề nghị.

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2009

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU MẪU TRONG NGHIÊN CỨU CÔN TRÙNG

Thu mẫu là khâu quan trọng trong nghiên cứu côn trùng, phương pháp thu mẫu đúng, cách thu mẫu thích hợp cho từng nghiên cứu, từng nhóm côn trùng sẽ đem lại kết quả thí nghiệm chính xác. Sau đây là một số phương pháp thu mẫu chính được IRRI đề xuất và giới thiệu.


Insect sweep net

The use of sweep net is a simple and inexpensive way to monitor the presence of a variety of arthropods in the ecosystem. If sampling effort is consistent (e.g. 20 sweeps or 30 seconds sweeping whilst walking slowly through vegetation) samples can also be used to infer relative abundance of arthropods within a vegetation type. The sweep net is a funnel- shaped net, which is made-up of a nylon or similar synthetic fabric. It is important that the net is mounted on a ridgit metal ring rather than wire. This allows the net to be swept through dense vegetation, dislodging arthropods. The net’s ring is attached to a long wood or metal handle. A standard sweep net has a diameter of 28 cm with a length of 71 cm

long. The stick handle is about 74 cm long.


.




How to use a sweep net

1. Hold the sweep net near the end of the handle with the hoop end nearest to the ground in front of you.

2. Swing the net from side to side in a full 180o arc or forming a semicircle. Keep the circular frame of the open end of the net perpendicular to the ground and pointing to the direction of the swing.

3. Sweep one stroke per step as you casually w

alk through the field or down the row.

Do not swing the net up and down.

4. In short vegetation, swing the net as deeply as possible.

5. In taller vegetation, sweep only deeply enough to keep upper edge of the sweep net opening even with the top of the plants.

6. The net should not go more than 25 cm below the top of the plants during sampling.

Sampling arthropods by a sweep net

1. Sample arthropods once a week starting from the tillering stage (30 DAT) until the flagleaf stage (80 DAT) of the rice crop.

2. Sampling must be done at 10 am in the morning when all the morning dew has evaporated. Avoid sampling in wet weather.

3. Start to sweep from the end corner of the field towards the center of the field. Do twenty sweeps, which corresponds to one sample.The second twenty sweeps going to the center of the field and the third twenty sweeps going to the other end corner of the field. Or do the zig zag pattern of sweeping in random parts of the field.

4. A total of sixty sweeps (three samples) along a diagonal or zig zag pattern will be done in one-fourth hectare.

5. Swing the net as hard as possible after the last sweep. This will allow the insects to be deposited at the funnel end of the net.

6. Close the net by gripping the mid section by the palm.

7. Invert the net and put the collected insects in plastic bags and label with tags.
8. Transfer the collected insects in 3 labeled vials with 100 % alcohol.

The efficiency of a sweep net may vary depending on many factors. Different weather conditions, wind speed, air temperature, and intensity of solar radiation may affect the number of insects in the area while sweeping. Different habitats, especially the height of the plants, time of day, reflecting different cycles of behavior of the species, and different styles of sweeping are also factors to be considered.

Blower-vac machine

Blower-vac machine may be used for more quantitative studies of insects in rice. It is operated by a gasoline-powered motor. The machine sucks the insects from rice plants by vacuum pressure. This machine is similar to that described by Arida and

Heong (1992). However, instead of a plastic bucket, it will use a modified enclosure made of metal.

Sampling of arthropods by blower-vac machine

1. Sample arthropods biweekly or every two weeks starting from the tillering stage

(30 DAT) until the flagleaf stage (80 DAT) of the rice crop.

2. Biweekly sampling will consist of 10 Blower-Vac samples at every sampling date.

3. Sample arthropods from 10 randomly selected hills within the rice field.

4. To sample using the Blower-Vac, drop the enclosure over the rice plant to cover

1 hill.

5. Suck the arthropods from the nylon net sleeve, the air column, the plant

surfaces and finally the water

surface. The suction time will depend until all the insects are collected (suction time will later be prolonged as rice crop matures).

6. Place the collected insects in labeled vials with 100 % alcohol.



Yellow pan trap

Many small day-active insects are attracted to the color yellow. Yellow pan traps collect insects that are attracted to the color. They are inexpensive and simple means of passively sampling insects in an area. This trapping method uses small pans filled with a mixture of water and liquid detergent. The pans are then placed on the ground in conspicuous places in the morning. When flying insects land on the surface of the water they rapidly sink and drown. At the end of the day or after 1-2 days, the water is strained through a fine sieve and the specimens are collected.

Option 1

1. Use 500 ml bowl. Deeper bowls experience less evaporation in hot climates.

2. Cut holes near top of bowl and cover with mesh. In excessive rain this allows water to flow out of the bowl without losing any samples.

3. Paint with yellow UV paint (e.g. Sparvar Leuchtfarbe, Spray-Color GmbH, Merzenich, Germanyn or http://www.guerrapaint.com/tandc.html USA).

4. Place bowls at approximately the same height of vegetation (50-100 cm) using a wire frame.

5. Add a mixture of 400 ml water and 1.2 g of sodium be

nzoate preservative.

6. Place the first bowl in the vegetation bordering the crop/ on the bund and the others in a transect and at distances of 0 1 m, 2 m, 4m, 8m, 16m, etc into the centre of the paddy.

7. Cover each bowl with a coarse wire mesh to prevent scavanging of insects by birds.

8. Leave out for 48 hrs at a time.

9. Repeat a minimum of 6 times throughout the rice-growing season.

10. Use an aquarium net or fine sieve to collect the insects and place in 100 % ethanol.




Pitfall trap


Pitfall traps are often used to sample crawling or ground-dwelling insects. They are placed below the ground with the rim of the container below the surface of the soil. Detergent

may be added to reduce the surface tension allowing insects to sink into the liquid. Sampling by pitfall traps

Option

1. Install the pitfall traps two to three times a week before dibble and at seedling stage until harvest time.

2. Dig holes with the same size as the traps.

3. Dig holes at 0, 1 m, 2 m, 4 m, 8 m, 16 m, etc on the bunds and at the center of the field forming a straight line.

4. Make sure the rim of the trap is just below the surface of the soil.

5. Put some mixture of water and teepol on the trap. Ten percent picric acid can also be mixed with water to preserve the insects.

6. To keep rainwater out of these traps, a cover or a mylar roof supported by a metal wire can be placed above the opening of the trap.

7. Leave the traps for 1 day.

8. Retrieve the traps after 1 day.

9. To empty the traps, take the inside cup and turn it over in a labeled plastic bag.

10. Transfer the collected insects in labeled vials with 100 % alcohol.






VIẾT BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC



Báo cáo khoa học có nhiều dạng: biên khảo, nghiên cứu tình huống, luận án, ...
Định dạng tổng quát bài nghiên cứu thường gồm:
- Tựa đề tài
- Tên tác giả
- Tóm tắt
- Mở đầu
- Phương tiện và Phương pháp
- Kết quả và Thảo luận
- Kết luận và Đề nghị
- Phụ lục
- Cảm tạ
- Thư tịch

Điều nên quan tâm:
- Tránh viết theo tư liệu tham khảo không viện dẫn nguồn gốc. Tác giả được viện dẫn trong bài viết nên theo quy ước về định dạng "tác giả-thời gian" và được liệt kê trong thư tịch tham khảo ở cuối bài. Nếu viện dẫn nhiều tác giả, lần đầu viết đầy đủ các tác giả, các lần sau, viết theo quy ước; ví dụ:
lần đầu: ... (Dickens, J. W và T. B. Whitaker, 1986), các lần sau: ... (Dickens, et al., 1986).
- Viết khi trích nguyên văn:
như tác giả trong sách /bài báo: "..." (tác giả, năm); trong sách /bài báo (tác giả A, năm), tác giả B cho biết: "...";
- Viết khi trích ý:
như tác giả: ... (tác giả, năm); trong sách /bài báo (tác giả A, năm), tác giả B cho biết ...;
- Viết làm rõ ý: nói cách khác ...; chuyên biệt hơn ...; điều này có nghĩa ...;
- Viết minh hoạ: ví dụ ...; như là ...; như trường hợp ...;
- Viết dẫn đến điều muốn chứng minh: do đó ...; kết quả là ...; vì thế ...;
- Viết viện dẫn, so sánh: như đã biết ...; hơn nữa ...; cũng thế ...; mặc dù ...; tuy nhiên ...; trái lại ...

Phụ lục: nên đặt cuối bài viết và trước thư tịch, thường gồm:
- Dữ liệu tính toán /điện toán;
- Kết quả bảng câu hỏi điều tra;
- Bảng mô tả chi tiết các thiết bị đặc biệt;
- Phân tích thống kê;
- Số liệu gốc thí nghiệm.

Thư tịch: liệt kê các tư liệu tham khảo. Viết thư tịch theo quy ước thường dùng về chấm câu, viết hoa /viết thường /viết tắt, về sự sắp xếp các chi tiết như tên tác giả /cơ quan /tổ chức, ..., tên bài báo /tạp chí /sách /kỷ yếu /trang web, ..., năm in ấn, nơi /nhà /lần xuất bản, số phát hành /trang; ngày cập nhật trang web; trành viết theo ý riêng. Không liệt kê tư liệu không viện dẫn, các thông tin như báo ngày, phim ảnh, ...

Thư tịch về sách gồm:
- Tên tác giả;
- Tên sách;
- Thông tin xuất bản: năm /nơi /nhà xuất bản, tổng số trang.

Thư tịch về tạp chí khoa học gồm:
- Tên tác giả;
- Tên bài báo và tạp chí;
- Thông tin xuất bản: năm /nhà xuất bản, số quyển /lần phát hành, số trang đầu-trang cuối bài báo.

Thư tịch về thông tin internet gồm:
- Tên tác giả;
- Tên bài báo;
- Thông tin xuất bản: ngày /lần phát hành, số quyển /trang (nếu có).
- Thông tin trang web: địa chỉ (URL), cơ sở dữ liệu, ngày cập nhật.

Nhiều ý kiến khác nhau về cách viết được đề cập:

- Tên tác giả: thông thường là: (a) Tác giả thứ nhất: Họ, Chữ đầu Tên /Tên Lót; (b) tác giả thứ hai, thứ ba, ...: Chữ đầu Tên /Tên Lót, Họ.

Theo các nước phương tây, họ là Tên cuối còn theo Việt Nam họ là Tên đầu; do vậy, nên thống nhất về cách viết hoặc tuỳ nơi công bố nghiên cứu.

- Xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả /bài báo (nếu không có tác giả), từ hàng thứ hai nên lùi vào 3 ký tự.
- Một tác giả có nhiều tham khảo được xếp thứ tự theo năm; từ tham khảo thứ hai nên thay tên bằng ---

Ví dụ:

Dharmaputra, O. S. 1995. Survey on Posharvest handling Aspergillus flavus Infection and Aflatoxin
Contamination of Maize Collected from Farmer and Traders. in: Mycotoxin Contamination in
Grains. ACIAR Technical Reports. 37: 38-53.

Dickens, J. W and T. B. Whitaker. 1986. Sampling and Sampble preparation Methods for Mycotoxin
Grains Analysis. in: Mordern Methods in the Analysis and Structural Elucidation of
Mycotoxin. Academic Press: 29-49.

Le Van To and Tran van An. 1994. The Mycotoxin Problem and Its Management in Grain in Viet Nam.
Mycotoxin in: Postharvest technology for Agricultural Products in Viet Nam. ACIAR
Proceeding. 60: 83-88.

Phạm Văn Kim. 2005. Bệnh Virus trên cây trồng. Tp Cần Thơ, Nxb Đại họ Cần Thơ. 200p.

Thư tịch có thể được đánh số theo thứ tự viện dẫn và không xếp theo thứ tự chữ cái; ví dụ:

[1] Dickens, J. W and T. B. Whitaker. 1986. Sampling and Sampble preparation Methods for
Mycotoxin Grains Analysis. in: Mordern Methods in the Analysis and Structural Elucidation
of Mycotoxin. Academic Press: 29-49.

[2] Phạm Văn Kim. 2005. Bệnh Virus trên cây trồng. Tp Cần Thơ, Nxb Đại họ Cần Thơ. 200p.

[3] Le Van To and Tran van An. 1994. The Mycotoxin Problem and Its Management in Grain in
Viet Nam. Mycotoxin in: Postharvest technology for Agricultural Products in Viet
Nam. ACIAR Proceeding. 60: 83-88.

[4] Dharmaputra, O. S. 1995. Survey on Posharvest handling Aspergillus flavus Infection and
Aflatoxin Contamination of Maize Collected from Farmer and Traders. in: Mycotoxin
Contamination in Grains. ACIAR Technical Reports. 37: 38-53.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

SỰ PHÓNG THÍCH BÀO TỬ CỦA NẤM Diplodia

Khoảng khắc hiếm hoi, chú ý quan sát kỹ trên đầu bào tử nấm

THỦ THUẬT TÌM KIẾM NÂNG CAO VỚI GOOGLE

Tìm thông tin trên Internet

Ở internet, các bộ máy tìm kiếm AllTheWeb, AltaVista, AOL Search, Ask Jeeves, Google, HotBot, Lycos, MSN Search, Teoma, Yahoo dùng thuật ngữ điều khiển viết hoa (OR, AND, NOT) với nhiều ký hiệu biến đổi.

  • Dùng thuật ngữ: từ/cụm từ trong ngoặc đơn ( ) được đặt trước từ/cụm từ ngoài ngoặc đơn.
    Ví dụ (cats OR felines) AND behavior

  • Dùng ký hiệu: dấu cách thay cho OR, dấu + thay cho AND, dấu - thay cho NOT.
    Ví dụ cats felines dùng như cats OR felines
    dyslexia + adults dùng như dyslexia AND adults
    radiation - nuclear dùng như radiation NOT nuclear

Tìm thông tin với Google

Google là bộ máy tìm kiếm ở intetnet phổ biến và hiệu quả để tìm thông tin, thường dùng các thuật ngữ sau:

intext: cho kết quả các trang có từ/cụm từ muốn tìm trong nội dung trang.
intitle:
cho kết quả các trang có từ/cụm từ muốn tìm trong tựa trang.
filetype:/ext:/inurl: cho kết quả các trang có từ/cụm từ muốn tìm với phần đuôi xác định.
define:/what is cho kết quả các trang có định nghĩa của từ/cụm từ muốn tìm.
location: cho kết quả các trang có từ/cụm từ muốn tìm ở địa điểm nhất định.
site:
cho kết quả các trang có từ/cụm từ muốn tìm ở địa chỉ internet cụ thể.

Minh hoạ:

  • Tìm từ/cụm từ theo hai cách: đặt trong ngoặc kép từ/cụm từ hay đặt dấu nối - ở giữa từ/cụm từ.
    Ví dụ Võ Tòng Xuân hay Võ-Tòng-Xuân cho cùng kết quả các trang có Võ Tòng Xuân

  • Tìm từ đồng nghĩa đặt dấu ~ trước từ.
    Ví dụ ~house cho kết quả các trang có house hoặc home hoặc cả hai

  • Tìm dãy số đặt hai chấm ở giữa số đầu..số cuối.
    Ví dụ 2001..2006 cho kết quả các trang ở những năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006

  • Tìm định nghĩa dùng lệnh define: hay what is trước từ.
    Ví dụ define:css hay what is css cho cùng kết quả các trang có Short for Cascading Style Sheets

  • Tìm một trong hai từ đặt | ở giữa trong ngoặc đơn (từ1| từ2) hay đặt OR ở giữa từ1 OR từ2.
    Ví dụ (bioaccumulation|biomagnification) hay bioaccumulation OR biomagnification
    cho kết quả các trang có bioaccumulation hoặc biomagnification hoặc cả hai

  • Tìm theo dạng tập tin dùng lệnh filetype: hay inurl: trước phần đuôi chỉ dạng tập tin.
    Ví dụ mangrove filetype:pdf hay mangrove inurl:pdf
    cho kết quả các trang có mangrove trong những tập tin dạng .pdf

  • Tìm theo địa điểm dùng lệnh location: trước địa điểm.
    Ví dụ mangrove location:vietnam cho kết quả các trang có mangrove ở Việt Nam

  • Tìm theo website dùng lệnh site: trước website.
    Ví dụ elearning site:www.ctu.edu.vn cho kết quả các trang có elearning ở http://www.ctu.edu.vn

  • Tìm kết hợp nhiều yêu cầu.
    Ví dụ mangrove filetype:pdf OR filetype:doc
    cho kết quả các trang có mangrove trong những tập tin dạng .pdf hoặc dạng .doc hoặc cả hai
    mangrove location:vietnam OR location:US
    cho kết quả các trang có mangrove ở Việt Nam hoặc ở Hoa Kỳ
    mangrove location:vietnam 2001..2006
    cho kết quả các trang có mangrove ở Việt Nam từ 2001 đến 2006

  • Tìm nâng cao (Advanced search) có nhiều tuỳ chọn như: tìm chính xác, theo dạng tập tin, theo thời gian, theo tựa, theo nội dung, …